Người Nga đối xử với người Việt như thế nào 80 năm về trước?

Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam

Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam


    Người Nga đối xử với người Việt như thế nào 80 năm về trước?

    phuongtrinh
    phuongtrinh
    Học viên

    Tiền : 0
    Tổng số bài gửi : 4
    Join date : 02/07/2015

    Người Nga đối xử với người Việt như thế nào 80 năm về trước? Empty Người Nga đối xử với người Việt như thế nào 80 năm về trước?

    Bài gửi by phuongtrinh Thu Jul 02, 2015 6:19 pm

    Người Nga đối xử với người Việt như thế nào 80 năm về trước? 16-9Nuocnga1
    Nước Nga xa xôi và gần gũi
     Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại người Nga có khẩu hiệu nổi tiếng: “Không ai quên và không có gì có thể quên”. Trong sâu thẳm tâm hồn của người Việt, nước Nga luôn luôn hồn hậu, nhân ái, bao dung, không chỉ trong những năm tháng đất nước gian lao đánh Pháp, đánh Mỹ, xây dựng đất nước. Có tĩnh tâm nhìn lại ngày hôm qua mới thấy được tình cảm của dân tộc Nga đối với người Việt Nam 80 năm về trước. Dưới đây là bài viết của tác giả Trần Đình Long đăng trên chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” của Nuocnga.Net. Xin trân trọng giới thiệu.
    Trong các cuộc mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về vấn đề học tập trong các trường Quốc tế thứ ba của các nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam trong thập niên 20-30 thế kỷ trước. Và họ đã sống như thế nào ở Nga trong thời kỳ đó?
    Tình hình kinh tế Nga sau cách mạng và nội chiến vô cùng khó khăn, nhưng Chính phủ đã làm mọi thứ có thể để tạo ra môi trường thuận lợi cho sinh hoạt và học tập của học viên các Trường Quốc tế thứ ba, kể cả những người đến từ Việt Nam. Nhà sử học Anatoly Sokolov nói:
    “Họ được cung cấp vật chất tốt hơn nhiều so với sinh viên Nga ở các trường đại học khác. Họ được cấp miễn phí quần áo, giày dép, nhu yếu phẩm hàng ngày. Họ được cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế miễn phí. Mỗi tháng họ được phát tiền sinh hoạt phí 140 rúp – vào thời ấy đó là khoản tiền khá lớn. Họ sống trong ký túc xá thoải mái với tất cả các tiện nghi ở trung tâm Matxcova. Trong dịp hè họ được đi nghỉ ở nhà an dưỡng, bằng chi phí của nhà nước Nga. Ví dụ, năm 1936, sinh viên Việt Nam được đi nghỉ ở Crưm và vùng Kavkaz.
    Người Nga đối xử với người Việt như thế nào 80 năm về trước? 16-9Nuocnga2
    TS. Nguyễn Văn Tịnh tại Khoa Tâm lý và Giáo dục Trường Đại học Mátxcơva (2004)
    Học viên Việt Nam được đi tham quan danh lam thắng cảnh và các viện bảo tàng của Matxcova. Họ được đi xem phim và đi nhà hát, trượt băng và trượt tuyết trong công viên thủ đô. Họ thường xuyên đến thăm nhà máy bảo trợ cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Họ tổ chức tại ký túc xá của mình các ngày hội dân tộc, mời các giáo viên Nga thưởng thức món ăn Việt Nam. Tại Leningrad, học viên Việt Nam đến thăm bảo tàng Hermitage và bến cảng, nơi mùa hè năm 1923 đồng chí Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất Nga.
    Học viên Việt Nam làm quen với công việc của các cơ quan và tổ chức khác nhau của Đảng và chính phủ, cũng như các tổ chức xã hội. Họ đã đến thăm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ, Hội đồng Thành phố Matxcova, Công đoàn, Đảng ủy quận, trường phổ thông và các trường đại học, trại trẻ mồ côi và trại hè thiếu nhi. Học viên Việt Nam đã quyên góp được một lượng tiền đáng kể cho Quỹ ủng hộ cuộc chiến của Cộng hòa Tây Ban Nha chống Tướng nổi loạn Franco. Khi đó, Liên Xô đã viện trợ cho nước Cộng hòa Tây Ban Nha súng đạn và phái các chuyên gia quân sự đến giúp đỡ, cũng như sau này sẽ giúp các lực lượng yêu nước Việt Nam.
    Học viên Việt Nam làm quen với cuộc sống nước Nga nhờ những đợt thực tập tại các xí nghiệp Matxcova và các thành phố khác của Liên Xô. Trong năm 1935 họ đã đi thực tập tại hai nhà máy chế tạo ô tô lớn nhất nước - ở Matxcova và ở thành phố Gorky trên sông Volga, bây giờ là thành phố Nizhny Novgorod. Điều thú vị là bốn mươi lăm năm sau, các nhà máy này đã tiếp nhận những công nhân Việt Nam đầu tiên đến Nga làm việc theo thỏa thuận song phương về hợp tác trong lĩnh vực lao động.
    Trong hồi ký của một số học viên Việt Nam từng theo học các trường Quốc tế thứ ba có thể tìm thấy nhiều chi tiết thú vị khác về cuộc sống của họ ở Nga vào những năm 20-30 của thế kỷ trước. Các ghi chép của ông Trần Đình Long, từng học tập tại Matxcova với bí danh là Pevsner, kể lại nhiều chuyện đáng nhớ. Các ghi chép này được công bố trên báo “Tin tức” cuối những năm 30 của thế kỷ trước và tái bản năm 1983, trong tập 35 "Tổng tập văn học Việt Nam.”


    phuongtrinh

      LIKEDISLIKE
      Hôm nay: Thu May 09, 2024 6:22 am

      }Diễn đàn TuoitreCAND Powered by FM®Bản quyền © 2014 TuoitreCAND, All rights reserved.Phiên bản website đang chạy thử nghiệm và chờ giấy phép mạng xã hội do Bộ thông tin truyền thông cấp phép.Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox và Google Chrome và độ phân giải 1024x768.
      Tắt Quảng Cáo [X]

      Đặt quảng cáo của bạn ở đây
      Liên hệ: E-Mail: tuoitrecandvn@gmail.com
      Điện thoại:
      Giá thoả thuận
      Kích thước thỏa thuận

      ----LIKEDISLIKE