Trong suốt cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc không biết bao nhiêu bài thơ đã ra đời để ngợi ca anh bộ đội cụ Hồ - biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh có sức lan tỏa tuyệt vời trong 70 khoảnh khắc mùa Xuân và mãi mãi về sau.

“Việt Nam ta lại gọi tên mình
Hạnh phúc nào hơn được tái sinh
Mát dạ ông cha nghìn thưở trước
Cho đời, hai tiếng mới quang vinh”
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
“Từ thưở mang gươm đi mở cõi” của quân đội nhân dân Việt Nam khó khăn chồng chất khó khăn: thù trong, giặc ngoài; “giặc đói”, “giặc dốt” hoành hành…vận mệnh dân tộc treo đầu sợi tóc, lãnh tụ Hồ Chí Minh giữa đại ngàn Việt Bắc “thức năm canh không ngủ/nghe phong ba gào thét đá ghềnh”, với nghệ thuật quân sự:
“Người trông gió, bỏ buồm chọn lúc
Nước cờ hay, xoay vạn kiệu binh
Lòng nhẫn nhục quyết không khuất phục
Yêu hòa bình, đâu sợ chiên chinh”
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
“Máu đã chảy, miền Nam đã gọi”, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp quay xâm lược nước ta, đội quân ấy cảm tử, “quyết tử cho Tổ quốc sinh” bảo vệ Thủ đô Hà Nội thân yêu. Đáp Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, thực hiện đường lối kháng chiến, các anh Vệ quốc quân tạm xa Hà Nội theo tiếng gọi của Tổ quốc lên chiến khu Việt Bắc, bỏ lại tất cả phía sau với ý chí “áo vải chân không, đi lùng giặc đánh” (Nhớ- Hồng Nguyên) “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy”( Nguyễn Đình Thi, Đất nước).
Các anh bộ đội cụ Hồ, những “người lính trường chinh áo mỏng manh” từ mọi miền quê “nước mặn đồng chua”, vùng “đất cày lên sỏi đá”, từ “giếng nước gốc đa”… của Tổ quốc “súng bên súng, đầu sát bên đầu”, gian khổ, hi sinh… trở thành Đồng chí! Các anh cùng một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nghiệt ngã, cùng chung lí tưởng với một niềm lạc quan khôn cùng trên “miệng cười buốt giá” của “…đoàn quân không mọc tóc, đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”, rồi “những đêm dài hành quân nung nấu /Bổng bồn chồn nhớ mắt người yêu”; một sức mạnh đoàn kết, tình yêu thương đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” và … tất cả thành đồng chí, đồng đội để làm nên chiến thắng! Khó mà quên được:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đề nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Tố Hữu)
của những ngày đầu kháng chiến mà sau này “Anh đi xuôi ngược tung hoành/ Bước dài như gió lay thành chuyển non”.
Một chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, một chiến dịch Biên Giới 1951… một Điện Biên Phủ “Pháo đài bất khả xâm phạm”. Sức mạnh dân tộc của những người chiến sĩ cầm súng xông lên trước kẻ thù, nhiều người ngã xuống trong tiếng hô xung phong, trong âm vang của bàn chân đồng đội đạp trên cát nóng. Anh bộ đội hiện lên đẹp biết bao! Những anh hùng: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, La Văn Cầu chặt đứt cánh tay, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo…tất cả vì độc lập dân tộc:
“Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm bão dội
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội
Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, chiều mưa
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp.
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết!”
(Chính Hữu, Giá từng thước đất)
Các anh cùng dân tộc:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu, Hoan hô chiến sỹ Điện biên)
Chuyện thần kỳ của dân tộc ta là vậy!
“Chưa yên vui cho trọn ngày”, cả nước lại “xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục” lại với “một ba lô cây súng trên vai” và “trái tim biết căm thù và biết yêu thương”… các anh lại lên đường đánh Mĩ:
“Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
Từ ngày:
“Gặp nhau lưng đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi
Anh vệ quốc quân ơi!
Sao mà yêu anh thế?”
(Tố Hữu, Cá nước)
Đến ngày:
“Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất!
Là cả một chặng đường chông gai, bão táp, đầy hi sinh, bởi vì đế quốc Mĩ là kẻ thù hùng mạnh nhất. “Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”, cả nước ra trận, cùng đánh Mĩ. Nhiệm vụ đặt trên vai các anh thật lớn lao!
Từ cổng trường đại học, các anh đành gác bút nghiên lên đường, gội trăng, tắm gió, bạt núi băng đèo…ào ạt một khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”
“Trường Sơn Đông” đến “Trường Sơn Tây”, từ:
“Đây nước sôi lửa bỏng miền Nam
Đất anh dũng nuôi lớn người anh dũng
Ôi Trường Sơn, ôi Cửu Long giang.”
(Hoàng Trung Thông, Bài thơ báng súng)
Tất cả lớn mạnh mang tầm thời đại:
“Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp
Cao như núi, dài như sông,
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.
Từ thô sơ đến hiện đại, đầy đủ mọi phương tiện, hùng mạnh mọi phương diện…Với suy nghĩ “Còn thằng Mĩ thì không ai có hạnh phúc nổi cả!” (Nguyễn Văn Trỗi), “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận chiến chống quân thù!” (Lê Mã Lương) đã hóa thành máu thịt trong mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại! Chúng ta đánh Mĩ trên bộ với sức mạnh “Rượt đuổi thù chân như chiến mã, đâm chết thù sức núi dồn tay”; đánh Mĩ trên bầu trời làm nên một Điện Biên Phủ trên không với khẩu hiệu “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!” (Nguyễn Viết Xuân); đánh Mĩ cả bằng đường thủy như đường Trường Sơn trên biển; đánh ngay trong lòng địch của các chiến sĩ biệt động; đánh Mỉ trong cả hang Hòn; đánh ngay cả khi tới pháp trường như anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; đánh cả nơi biên đảo…Đánh đến cùng, “còn cái lai quần cũng đánh!” (Chi Út Tịch). Đánh Mĩ bằng sức mạnh của niềm tin, của tình yêu thương “Chỉ cần… có một trá tim” (Phạm Tiến Duật); đánh Mĩ với cả sự đoàn kết của năm châu, bốn biển yêu chuộng hòa bình trên thế giới!
“Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả
Lá cờ này là máu là da
Của ta, của những con người vô giá”
(Tố Hữu,Việt Nam máu và hoa)
Và các anh đã ngã xuống “cho núi sông này độc lập, tự do”, bình dị, sáng trong:
“Chưa kịp yêu một người con gái
Ngã vào lòng đất vấn con trai”
(Trần Mạnh Hảo, Đất nước hình tia chớp)
“Không thể nào nguôi, không thể nào khuây” trước những hy sinh mất mát:
“Có trận đánh trở về
Nhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa bát
Thừa đến nỗi những người sống sót
Cũng không nỡ nhận mình là may
Hồi Mậu Thân toan tính đến bao điều”
(Hữu Thỉnh)
Việt Nam, nhân loại vang ca, nhân loại hát thầm! Một bạn ở Chi Lê ước rằng: “Sau một đêm thức dậy bổng trở thành người Việt Nam!”, một đất nước “ra ngõ gặp anh hùng”, đụng đến Việt Nam là đụng đến trái tim của thế giới!...Một dân tộc anh hùng sinh ra những người con anh hùng! Các anh cùng dân tộc và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới làm nên một đại thắng mùa Xuân lịch sử 1975, đánh bại một tên “Sen đầm quốc tế”. Từ Điện Biên chấn động địa cầu đến đại thắng mùa Xuân 1975 “ta đã đi là đến”, hạnh phúc phải cầm tay, một trang sử được viết bằng máu của cả một dân tộc mà trong đó chủ yếu là sự hi sinh của các anh.
“Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hòa”
(Tố Hữu, Toàn thắng về ta)
Và
“Tên Anh đã thành tên đất nước,
..........
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa Xuân!”
(Lê Anh Xuân, Dáng đứng Việt Nam)
Các anh đã chiến thắng, bởi phía sau các anh có “Buồng mẹ buồng tim dấu chúng con” (Tố Hữu, Mẹ Tơm), “Hầm mẹ giăng như lũy như thành/ Đủ che chở bước chân con bước” (Dương Hương lý, Đất quê ta mênh mông) và : “Ít nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya” (Hồng Nguyên, Nhớ), đằng sau nữa là: “Những người vợ biết tình sâu nghĩa nặng/ Anh đi đi em gắng nuôi nhà/ Biết cầm cày và cầm súng cho ta/Gieo giống mới làm nên mùa gặt lớn” (Tố Hữu, Tuổi 25) chỉ vì một điều thật giản dị “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau” (Nguyễn Mỹ, Cuộc chia ly màu đỏ), lạc quan và kiêu hãnh: “Ngày chiến thắng về không có bóng anh/Em hãy nhìn lên sắc cờ kiêu hãnh/Có anh về ôm ấp rặng dừa xanh (Thu Bồn, Bài ca chim Chơrao), đến khi hy sinh “Em vẫn là hoa trên đỉnh núi /Bốn mùa thơm mãi cánh hoa rơi) (Vũ cao, Núi Đôi), có lúc “Em đã lấy tình yêu thắp lên ngọn lửa /Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom (Lâm Thị Mỹ Dạ, Khoảng trời hố bom).
Đất nước thống nhất, “Cả trời đất vào Xuân cùng ta đồng khởi/ Cho những mùa gặt lớn mai sau” (Tố Hữu). Các anh lại có mặt trên trận tuyến mới: xây dựng CNXH, “bạt núi đồi ta moi sắt làm gang, ngăn thác dữ ta bắt sông làm điện”. Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy vẫy gọi…Rồi “chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ/Đời vui thế khi ta làm chủ (Tố Hữu, Một nhành Xuân)”như anh hùng Phạm Tuân, tiếp tục học tập, huấn luyện, đào tạo ở trong nước, ở nước ngoài, trong các học viện cao cấp…Các anh là những anh bộ đội của thời đại mới - thời đại văn minh trí tuệ, con đẻ của thời đại Hồ Chí Minh!
Lại vẫn “chưa yên vui cho trọn ngày, súng thép lại ấm bàn tay, chưa xây xong lâu đài” thì kẻ thù vượt qua biên giới, hòng dìm cuộc đời trong tăm tối… Các anh tiếp tục lên đường làm nghĩa vụ quốc tế ở biên giới Tây nam, và biên giới phía Bắc. Tổ quốc gọi các anh có mặt! Lệnh Tổng động viên: “Mỗi người dân là một người chiến sĩ!”, viết tiếp trang sử bằng máu của truyền thống anh hùng của dân tộc:
“Bốn ngàn năm ta quen thắng thù trong những thế gian truân,
Tổ quốc quen đứng lên trên những thế chênh vênh, mất, còn, nghèo ngặt.”
(Chế Lan Viên, Thần chiến thắng)
Rồi: “lụt Bắc, lụt Nam máu đầm biên giới; tay chống trời tay giữ nước căng gân; lụt cướp đi những mùa lúa đang thai hi vọng ra đồng; mìn trong đất, trong da thịt người buốt nhức; bão khắp non sông, bão nỗi trong lòng”,…Nhưng chính trong bước ngoặt này các anh cùng dân tộc lai lập chiến công: đậpp tan kẻ thù bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Việt anh hùng! Bốn mươi thế kỉ là dài lâu, đến những năm của thập kỉ 80, chỉ là khoảnh khắc, nhưng cái khoảnh khắc ấy chưa bao giờ yên quân giặc! “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên /Bão nổi chưa nguôi trong tâm hồn biết bao người” (Trần Đăng Khoa) Anh bộ đội đã phải chịu biết bao hi sinh, biết bao “cuộc chia li màu đỏ”; các anh từ nhân dân mà ra, hi sinh vì nhân dân! Đằng sau các anh là nhân dân, là những người mẹ đã bao lần tiễn con đi, bao lần khóc thầm lặng lẽ, là nhũng người ông, người cha mái tóc trắng bạc đã từng từ chiến trường trở về là những “Cựu chiến binh”; là những gì thiêng liêng, cao đẹp nhất! Tthế hệ nối tiếp thế hệ:
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
(Hoàng Trung Thông, Bài thơ báng súng)
70 khoảnh khắc mùa Xuân! Các anh thực hiện trọn vẹn lời hứa với Bác kính yêu: Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng! Với khúc hát “vì nhân dân quên mình”, ánh sao đầu mũ, là Tổ quốc, tỏa sáng dẫn đường các anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam hôm nay!
Anh bộ đội: tên gọi thân thương ấy có ý nghĩa về nội dung chính trị, nghệ thuật và xã hội. Cũng như từ “Đồng chí”, “Anh bộ đội” được ra đời với Cách mạng tháng Tám với Chính quyền nhân dân. Tiếng gọi “anh” trong ngôn ngữ Việt Nam là tiếng cha mẹ gọi con trai đã lớn; tiếng của vợ gọi chồng; tiếng của em bé gọi người con trai đã lớn… “Anh bộ đội cụ Hồ” là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh, là hình ảnh của những con người đáng yêu, đáng mến, đáng kính được sinh ra và lớn lên trong “Thời đại lớn”: anh hùng mà giản dị, thân mật, đáng yêu! Chúng ta đặt niềm tin vào các anh bởi các anh là niềm tin là tình yêu, ánh sáng của dân tộc! Vâng! Xin hát về anh! Các anh là những người con anh hùng, của “Mẹ” anh hùng Việt Nam:
“Phải bao máu thắm trong lòng đất
Mới ánh hồng lên sắc tự hào”.
(Tố Hữu, Một khúc ca Xuân)

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (1944)
Thuở ban đầu khai sinh Quân đội nhân dân Việt Nam với lời thề của các chiến sỹ, đất nước như một người mẹ truân chuyên nhưng đã có những đứa con với tên gọi thân thương, trìu mến: Anh bộ đội cụ Hồ! Anh bộ đội Cụ Hồ, những người chiến sĩ mang theo nghĩa khí của nghĩa quân Cần Giuộc, hào khí Đông A, hào khí của một dân tộc “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, “thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Những con người ấy đã làm Tổng khởi nghĩa long trời, lở đất để giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sự hồi sinh của dân tộc sau 80 năm nô lệ!“Việt Nam ta lại gọi tên mình
Hạnh phúc nào hơn được tái sinh
Mát dạ ông cha nghìn thưở trước
Cho đời, hai tiếng mới quang vinh”
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
“Từ thưở mang gươm đi mở cõi” của quân đội nhân dân Việt Nam khó khăn chồng chất khó khăn: thù trong, giặc ngoài; “giặc đói”, “giặc dốt” hoành hành…vận mệnh dân tộc treo đầu sợi tóc, lãnh tụ Hồ Chí Minh giữa đại ngàn Việt Bắc “thức năm canh không ngủ/nghe phong ba gào thét đá ghềnh”, với nghệ thuật quân sự:
“Người trông gió, bỏ buồm chọn lúc
Nước cờ hay, xoay vạn kiệu binh
Lòng nhẫn nhục quyết không khuất phục
Yêu hòa bình, đâu sợ chiên chinh”
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
“Máu đã chảy, miền Nam đã gọi”, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp quay xâm lược nước ta, đội quân ấy cảm tử, “quyết tử cho Tổ quốc sinh” bảo vệ Thủ đô Hà Nội thân yêu. Đáp Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, thực hiện đường lối kháng chiến, các anh Vệ quốc quân tạm xa Hà Nội theo tiếng gọi của Tổ quốc lên chiến khu Việt Bắc, bỏ lại tất cả phía sau với ý chí “áo vải chân không, đi lùng giặc đánh” (Nhớ- Hồng Nguyên) “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy”( Nguyễn Đình Thi, Đất nước).
Các anh bộ đội cụ Hồ, những “người lính trường chinh áo mỏng manh” từ mọi miền quê “nước mặn đồng chua”, vùng “đất cày lên sỏi đá”, từ “giếng nước gốc đa”… của Tổ quốc “súng bên súng, đầu sát bên đầu”, gian khổ, hi sinh… trở thành Đồng chí! Các anh cùng một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nghiệt ngã, cùng chung lí tưởng với một niềm lạc quan khôn cùng trên “miệng cười buốt giá” của “…đoàn quân không mọc tóc, đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”, rồi “những đêm dài hành quân nung nấu /Bổng bồn chồn nhớ mắt người yêu”; một sức mạnh đoàn kết, tình yêu thương đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” và … tất cả thành đồng chí, đồng đội để làm nên chiến thắng! Khó mà quên được:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đề nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Tố Hữu)
của những ngày đầu kháng chiến mà sau này “Anh đi xuôi ngược tung hoành/ Bước dài như gió lay thành chuyển non”.
Một chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, một chiến dịch Biên Giới 1951… một Điện Biên Phủ “Pháo đài bất khả xâm phạm”. Sức mạnh dân tộc của những người chiến sĩ cầm súng xông lên trước kẻ thù, nhiều người ngã xuống trong tiếng hô xung phong, trong âm vang của bàn chân đồng đội đạp trên cát nóng. Anh bộ đội hiện lên đẹp biết bao! Những anh hùng: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, La Văn Cầu chặt đứt cánh tay, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo…tất cả vì độc lập dân tộc:
“Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm bão dội
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội
Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, chiều mưa
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp.
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết!”
(Chính Hữu, Giá từng thước đất)
Các anh cùng dân tộc:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu, Hoan hô chiến sỹ Điện biên)
Chuyện thần kỳ của dân tộc ta là vậy!
“Chưa yên vui cho trọn ngày”, cả nước lại “xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục” lại với “một ba lô cây súng trên vai” và “trái tim biết căm thù và biết yêu thương”… các anh lại lên đường đánh Mĩ:
“Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
Từ ngày:
“Gặp nhau lưng đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi
Anh vệ quốc quân ơi!
Sao mà yêu anh thế?”
(Tố Hữu, Cá nước)
Đến ngày:
“Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất!
Là cả một chặng đường chông gai, bão táp, đầy hi sinh, bởi vì đế quốc Mĩ là kẻ thù hùng mạnh nhất. “Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”, cả nước ra trận, cùng đánh Mĩ. Nhiệm vụ đặt trên vai các anh thật lớn lao!
Từ cổng trường đại học, các anh đành gác bút nghiên lên đường, gội trăng, tắm gió, bạt núi băng đèo…ào ạt một khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”
“Trường Sơn Đông” đến “Trường Sơn Tây”, từ:
“Đây nước sôi lửa bỏng miền Nam
Đất anh dũng nuôi lớn người anh dũng
Ôi Trường Sơn, ôi Cửu Long giang.”
(Hoàng Trung Thông, Bài thơ báng súng)
Tất cả lớn mạnh mang tầm thời đại:
“Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp
Cao như núi, dài như sông,
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.
Từ thô sơ đến hiện đại, đầy đủ mọi phương tiện, hùng mạnh mọi phương diện…Với suy nghĩ “Còn thằng Mĩ thì không ai có hạnh phúc nổi cả!” (Nguyễn Văn Trỗi), “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận chiến chống quân thù!” (Lê Mã Lương) đã hóa thành máu thịt trong mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại! Chúng ta đánh Mĩ trên bộ với sức mạnh “Rượt đuổi thù chân như chiến mã, đâm chết thù sức núi dồn tay”; đánh Mĩ trên bầu trời làm nên một Điện Biên Phủ trên không với khẩu hiệu “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!” (Nguyễn Viết Xuân); đánh Mĩ cả bằng đường thủy như đường Trường Sơn trên biển; đánh ngay trong lòng địch của các chiến sĩ biệt động; đánh Mỉ trong cả hang Hòn; đánh ngay cả khi tới pháp trường như anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; đánh cả nơi biên đảo…Đánh đến cùng, “còn cái lai quần cũng đánh!” (Chi Út Tịch). Đánh Mĩ bằng sức mạnh của niềm tin, của tình yêu thương “Chỉ cần… có một trá tim” (Phạm Tiến Duật); đánh Mĩ với cả sự đoàn kết của năm châu, bốn biển yêu chuộng hòa bình trên thế giới!
“Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả
Lá cờ này là máu là da
Của ta, của những con người vô giá”
(Tố Hữu,Việt Nam máu và hoa)
Và các anh đã ngã xuống “cho núi sông này độc lập, tự do”, bình dị, sáng trong:
“Chưa kịp yêu một người con gái
Ngã vào lòng đất vấn con trai”
(Trần Mạnh Hảo, Đất nước hình tia chớp)
“Không thể nào nguôi, không thể nào khuây” trước những hy sinh mất mát:
“Có trận đánh trở về
Nhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa bát
Thừa đến nỗi những người sống sót
Cũng không nỡ nhận mình là may
Hồi Mậu Thân toan tính đến bao điều”
(Hữu Thỉnh)
Việt Nam, nhân loại vang ca, nhân loại hát thầm! Một bạn ở Chi Lê ước rằng: “Sau một đêm thức dậy bổng trở thành người Việt Nam!”, một đất nước “ra ngõ gặp anh hùng”, đụng đến Việt Nam là đụng đến trái tim của thế giới!...Một dân tộc anh hùng sinh ra những người con anh hùng! Các anh cùng dân tộc và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới làm nên một đại thắng mùa Xuân lịch sử 1975, đánh bại một tên “Sen đầm quốc tế”. Từ Điện Biên chấn động địa cầu đến đại thắng mùa Xuân 1975 “ta đã đi là đến”, hạnh phúc phải cầm tay, một trang sử được viết bằng máu của cả một dân tộc mà trong đó chủ yếu là sự hi sinh của các anh.
“Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hòa”
(Tố Hữu, Toàn thắng về ta)
Và
“Tên Anh đã thành tên đất nước,
..........
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa Xuân!”
(Lê Anh Xuân, Dáng đứng Việt Nam)
Các anh đã chiến thắng, bởi phía sau các anh có “Buồng mẹ buồng tim dấu chúng con” (Tố Hữu, Mẹ Tơm), “Hầm mẹ giăng như lũy như thành/ Đủ che chở bước chân con bước” (Dương Hương lý, Đất quê ta mênh mông) và : “Ít nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya” (Hồng Nguyên, Nhớ), đằng sau nữa là: “Những người vợ biết tình sâu nghĩa nặng/ Anh đi đi em gắng nuôi nhà/ Biết cầm cày và cầm súng cho ta/Gieo giống mới làm nên mùa gặt lớn” (Tố Hữu, Tuổi 25) chỉ vì một điều thật giản dị “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau” (Nguyễn Mỹ, Cuộc chia ly màu đỏ), lạc quan và kiêu hãnh: “Ngày chiến thắng về không có bóng anh/Em hãy nhìn lên sắc cờ kiêu hãnh/Có anh về ôm ấp rặng dừa xanh (Thu Bồn, Bài ca chim Chơrao), đến khi hy sinh “Em vẫn là hoa trên đỉnh núi /Bốn mùa thơm mãi cánh hoa rơi) (Vũ cao, Núi Đôi), có lúc “Em đã lấy tình yêu thắp lên ngọn lửa /Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom (Lâm Thị Mỹ Dạ, Khoảng trời hố bom).
Đất nước thống nhất, “Cả trời đất vào Xuân cùng ta đồng khởi/ Cho những mùa gặt lớn mai sau” (Tố Hữu). Các anh lại có mặt trên trận tuyến mới: xây dựng CNXH, “bạt núi đồi ta moi sắt làm gang, ngăn thác dữ ta bắt sông làm điện”. Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy vẫy gọi…Rồi “chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ/Đời vui thế khi ta làm chủ (Tố Hữu, Một nhành Xuân)”như anh hùng Phạm Tuân, tiếp tục học tập, huấn luyện, đào tạo ở trong nước, ở nước ngoài, trong các học viện cao cấp…Các anh là những anh bộ đội của thời đại mới - thời đại văn minh trí tuệ, con đẻ của thời đại Hồ Chí Minh!
Lại vẫn “chưa yên vui cho trọn ngày, súng thép lại ấm bàn tay, chưa xây xong lâu đài” thì kẻ thù vượt qua biên giới, hòng dìm cuộc đời trong tăm tối… Các anh tiếp tục lên đường làm nghĩa vụ quốc tế ở biên giới Tây nam, và biên giới phía Bắc. Tổ quốc gọi các anh có mặt! Lệnh Tổng động viên: “Mỗi người dân là một người chiến sĩ!”, viết tiếp trang sử bằng máu của truyền thống anh hùng của dân tộc:
“Bốn ngàn năm ta quen thắng thù trong những thế gian truân,
Tổ quốc quen đứng lên trên những thế chênh vênh, mất, còn, nghèo ngặt.”
(Chế Lan Viên, Thần chiến thắng)
Rồi: “lụt Bắc, lụt Nam máu đầm biên giới; tay chống trời tay giữ nước căng gân; lụt cướp đi những mùa lúa đang thai hi vọng ra đồng; mìn trong đất, trong da thịt người buốt nhức; bão khắp non sông, bão nỗi trong lòng”,…Nhưng chính trong bước ngoặt này các anh cùng dân tộc lai lập chiến công: đậpp tan kẻ thù bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Việt anh hùng! Bốn mươi thế kỉ là dài lâu, đến những năm của thập kỉ 80, chỉ là khoảnh khắc, nhưng cái khoảnh khắc ấy chưa bao giờ yên quân giặc! “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên /Bão nổi chưa nguôi trong tâm hồn biết bao người” (Trần Đăng Khoa) Anh bộ đội đã phải chịu biết bao hi sinh, biết bao “cuộc chia li màu đỏ”; các anh từ nhân dân mà ra, hi sinh vì nhân dân! Đằng sau các anh là nhân dân, là những người mẹ đã bao lần tiễn con đi, bao lần khóc thầm lặng lẽ, là nhũng người ông, người cha mái tóc trắng bạc đã từng từ chiến trường trở về là những “Cựu chiến binh”; là những gì thiêng liêng, cao đẹp nhất! Tthế hệ nối tiếp thế hệ:
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
(Hoàng Trung Thông, Bài thơ báng súng)
70 khoảnh khắc mùa Xuân! Các anh thực hiện trọn vẹn lời hứa với Bác kính yêu: Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng! Với khúc hát “vì nhân dân quên mình”, ánh sao đầu mũ, là Tổ quốc, tỏa sáng dẫn đường các anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam hôm nay!
Anh bộ đội: tên gọi thân thương ấy có ý nghĩa về nội dung chính trị, nghệ thuật và xã hội. Cũng như từ “Đồng chí”, “Anh bộ đội” được ra đời với Cách mạng tháng Tám với Chính quyền nhân dân. Tiếng gọi “anh” trong ngôn ngữ Việt Nam là tiếng cha mẹ gọi con trai đã lớn; tiếng của vợ gọi chồng; tiếng của em bé gọi người con trai đã lớn… “Anh bộ đội cụ Hồ” là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh, là hình ảnh của những con người đáng yêu, đáng mến, đáng kính được sinh ra và lớn lên trong “Thời đại lớn”: anh hùng mà giản dị, thân mật, đáng yêu! Chúng ta đặt niềm tin vào các anh bởi các anh là niềm tin là tình yêu, ánh sáng của dân tộc! Vâng! Xin hát về anh! Các anh là những người con anh hùng, của “Mẹ” anh hùng Việt Nam:
“Phải bao máu thắm trong lòng đất
Mới ánh hồng lên sắc tự hào”.
(Tố Hữu, Một khúc ca Xuân)
phuongtrinh
|

|
|